Những điều bạn nên biết về da dầu
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây nên da dầu, ví dụ như khẩu phần ăn có quá nhiều món dầu mỡ, rửa mặt quá nhiều, hay sử dụng nhiều sản phẩm làm sạch da dạng dầu quá nhiều chất tẩy rửa. Tuy nhiên, thường có một đặc điểm chung giữa những người da dầu: họ đều tìm mọi cách có thể để triệt hạ dầu trên da.
Nếu bạn cũng mong muốn điều tương tự, vậy đây là lời khuyên chúng tôi dành cho bạn: Đừng cố gắng để loại bỏ dầu ở da bạn, bởi tất cả những gì bạn cố làm chỉ gửi đến cho làn da bạn lời nhắn rằng da đang thiếu dầu và cần phải được tiết dầu nhiều hơn nữa. Thay vào đó, bạn nên tìm ra cách tiếp nhận độ dầu hợp lý và cân bằng độ ẩm. Làn da bạn sẽ tiết thật nhiều dầu nếu bị khô, vì vậy nếu da bạn bị dầu, hãy nghĩ tới việc bổ sung độ ẩm cho da.
Trong khi đó, nếu bạn bị tập trung dầu ở vùng chữ T nhưng lại bị khô ở đầu mũi, bạn cần phải kết hợp những bước chăm sóc da sao cho phù hợp với da của bạn, cụ thể như đắp mặt nạ dưỡng da, sử dụng serum và kem dưỡng cho những vùng da khô trên khuôn mặt của bạn.
Da dầu là gì?
Da dầu là một loại da mà tuyết nhờn (dầu) được sản xuất nhiều hơn so với da bình thường. Tuyết nhờn này, hoặc dầu da, là sản phẩm của tuyến dầu (tuyến lỗ chân lông) trong da. Tuyến dầu tạo ra dầu da, hoặc dầu tạo bởi tuyến lỗ chân lông, có nhiệm vụ bảo vệ da bằng cách duy trì độ ẩm, cản trở vi khuẩn xâm nhập và giúp da mềm mịn.
Da dầu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm di truyền, tác động hormone, thời kỳ tuổi dậy thì, sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, hoặc tác động môi trường. Khi da sản xuất quá nhiều dầu, nó có thể dẫn đến các vấn đề như mụn trứng cá, tắt nghẽn lỗ chân lông, và làm cho da trông bóng dầu.
Việc chăm sóc da dầu đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt để kiểm soát tình trạng da, loại bỏ dầu thừa và giảm nguy cơ bị mụn trứng cá. Điều quan trọng là sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp, làm sạch da đúng cách, và duy trì một chế độ chăm sóc da đều đặn để đảm bảo làn da dầu được duy trì trong tình trạng tốt nhất.
Da dầu vùng chữ T
Nếu bạn tiết dầu ở những vùng như trán, mũi hay cằm, đây hoàn toàn là tự nhiên theo cơ chế sinh học. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy rằng vùng chữ T của bạn tiết quá nhiều dầu, bạn có thể bổ sung độ ẩm và cân bằng độ dầu cho da bằng cách sử dụng mặt nạ dưỡng da ở các vùng đó, hoặc ít nhất là ở vùng mũi.
Nếu các vùng da mặt còn lại của bạn ổn định, liệu pháp chăm sóc sẽ là sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp kết hợp tẩy tế bào chết với vùng liên tục tiết dầu.
Da bóng nhờn ở toàn bộ khuôn mặt
Rửa mặt với những loại sữa rửa mặt có chất tẩy rửa mạnh hoặc sữa tắm sau khi tẩy trang có thể sẽ khiến da bạn thiếu đi một lượng ẩm cần thiết và làm da tiết dầu nhiều hơn. Hãy cung cấp ẩm để giảm dầu nhờn cho da từ bên trong bằng cách uống thật nhiều nước và sử dụng mặt nạ dưỡng da, serum và kem dưỡng. Với liệu trình này, bạn sẽ có thể cảm nhận được làn da không còn bị đổ dầu quá nhiều hay bóng nhờn, lỗ chân lông cũng trở nên se khít hơn rất nhiều.
Một trong những điều vô cùng quan trọng để đảm bảo việc chăm sóc da đạt được hiệu quả đó chính là bạn phải xác định được da mình thuộc loại da nào, từ đó lựa chọn được mỹ phẩm phù hợp.